Bóng chuyền là môn thể thao phổ biến, được nhiều người yêu thích và môn thể thao này cũng đã được đưa vào chương trình đào tạo của các trường phổ thông Việt Nam. Khi mới bắt đầu tập đánh bóng chuyền thì vấn đề mà nhiều người gặp phải đó là bị đau tay. Vậy bạn đã biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau tay khi chơi bóng chuyền là do đâu cũng như cách chơi bóng chuyền không bị đau tay là gì chưa? Nếu bạn còn chưa rõ và muốn biết thì hãy cùng cognet.org tìm hiểu thêm về vấn đề người chơi bóng chuyền thường bị đau qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân bị đau tay khi đánh bóng chuyền

Theo khảo sát, những người chơi bóng chuyền (bóng chuyền hơi) chuyên nghiệp thường có nguy cơ mắc các chấn thương nghiêm trọng ở động mạch, dẫn tới tình trạng đau tay với các triệu chứng kèm theo như bầm tím, xanh xao,. Vậy tại sao khi chơi bóng chuyền lại xuất hiện tình trạng này? Bất cứ ai khi tiếp xúc với môn thể thao này cũng có thể nhận ra rằng, những cú đập bóng, ném bóng cần tới rất nhiều sức mạnh. Những lực mạnh này xuất hiện và chèn ép đến động mạch, làm các cục máu đông di chuyển xuống các ngón tay dẫn đến những hiện tượng kể trên.
Biện pháp tốt nhất để chữa lành vết thương ở tay là dùng băng dán để phục hồi các chấn thương gân, khớp. Nếu bạn đang tập luyện, nên dừng chơi ngay lập tức và chườm lạnh tại chỗ. Trong trường hợp bị thương nặng, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra tình hình và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
Cách ngăn ngừa tình trạng đau tay khi đánh bóng chuyền
Nắm vững và nâng cao các kỹ năng cơ bản
Một trong những vấn đề quan trọng khi chơi các môn thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng chính là kỹ thuật. Nắm vững các kỹ thuật cơ bản khi chơi bóng chuyền không chỉ giúp mọi người chơi bóng giỏi hơn mà đó cũng chính là cách để ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra khi chơi thể thao. Trong bóng chuyền có một số kỹ thuật cơ bản như phát bóng (thấp tay hoặc cao tay), đệm bóng, búng bóng, đập bóng, đỡ bóng, chuyền bóng, thủ bóng và di chuyển,… Tất cả những kỹ thuật này đều có yêu cầu chuẩn về động tác, chính vì thế người chơi dù là nam hay nữ đều cần học hỏi để nâng cao kỹ năng đánh bóng chuyền của mình.
Bảo vệ tay bằng các trang bị bảo hộ
Để bảo vệ các phần cơ thể khỏi chấn thương, chúng ta nên sử dụng một số loại phụ kiện bảo vệ chẳng hạn như băng khuỷu tay, băng cổ tay. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng băng đầu gối để bảo vệ khớp gối của mình.
- Băng khuỷu tay: Băng khuỷu tay có tác dụng ổn định và bảo vệ các khớp xương. Nó sẽ giúp khớp xương tránh khỏi các chấn thương khi tập luyện và thi đấu bóng chuyền. Sản phẩm này thường được làm từ chất liệu cotton tổng hợp có tính đàn hồi rất cao. Do đó nó có độ co giãn tốt. Băng khuỷu tay ôm tay, tạo cảm giác thoải mái và độ bền cũng rất cao. Nó sẽ giúp bảo vệ khuỷu tay. Không những vậy mà nó còn giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi mang.
- Băng cổ tay: Khi thực hiện động tác đệm bóng trong bóng chuyền thì cổ tay chúng ta phải tiếp một lực khá mạnh. Vì vậy rất dễ dẫn đến tình trạng đau tay và giãn cơ. Bạn có thể giảm tình trạng đau tay bằng cách sử dụng các loại băng cổ tay tốt.
3 kỹ thuật đánh bóng chuyền “đúng” giúp tay không bị đau
Kỹ thuật phát bóng

Kỹ thuật phát bóng đúng cách sẽ giúp vận động viên tránh bị đau tay. Bạn sẽ kiểm soát được tốc độ và hướng đi của bóng một cách hiệu quả nhất. Kỹ thuật phát bóng bào gồm phát bóng tay thấp và tay cao. Với cách đánh bóng chuyền thấp tay, tư thế yêu cầu bạn bước chân trái lên phía trước. Đồng thời mũi chân hướng về phía lưới và chân phải ở sau chân trái. Hai chân thì cách nhau 1 khoảng cách và hai chân giang rộng bằng vai.
Tay trái đỡ bóng và hạ thấp bóng ngang với phía eo, tay phải để thấp. Sau đó tung bóng lên cao, tay phải đánh bóng và rướn người để lấy lực nhiều hơn. Tư thế phát bóng cao tay yêu cầu hai chân bạn khuỵu xuống. Cách phát bóng không thay đổi sao cho bóng đi thẳng và hơi chếch lên vượt qua lưới. Nhưng cần lưu ý là bóng vẫn trong phạm vi sân đối diện.
Kỹ thuật đỡ bóng
Cách đỡ bóng để không bị đau tay chính là xác định chính xác hướng bóng đang di chuyển. Tiếp theo là chạm bóng bằng đầu ngón tay và thân ngửa về phía sau. Sau đó để hai ngón tay cách mặt khoảng 1 gang tay. Đỡ bóng là kỹ thuật cần phối hợp nhịp nhàng và đỡ bóng bằng 10 ngón tay. Đồng thời phải sử dụng ngón tay để điều chỉnh hướng bóng. Phải điều chỉnh sao cho phù hợp với động tác tấn công của bạn.
Kỹ thuật đập bóng
Kỹ thuật đập bóng là kỹ thuật sử dụng khi cứu bóng và tấn công ở cự ly gần lưới, hoặc đỡ bóng đi với tốc độ cao và thẳng. Kỹ thuật này muốn tránh bị chấn thương bạn cần phải quan sát hướng bóng để lấy đà. Sau đó thì nhảy lên và đập bóng. Đây là kỹ thuật cần luyện tập nhuần nhuyễn. Đồng thời bạn cần phải kết hợp nó với các kỹ thuật khác để tăng hiệu quả.
Trên đây là một số biện pháp giúp bạn không bị đau tay khi chơi bóng chuyền cũng như một số vùng cơ khác. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn: thethaodonga.vn