Chấn thương phổ biến trong bóng đá mà người chơi cần biết

Chấn thương phổ biến trong bóng đá mà người chơi cần biết
0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 49 Second

Nếu bạn là một người đam mê thể thao, đặc biệt là môn thể thao vua (bóng đá). Bạn có thể đã từng gặp phải những chấn thương nhẹ. Bóng đá là môn thể thao có tỷ lệ chấn thương khá cao. Va chạm, dẫn bóng, giành bóng hoặc nhảy đơn giản trên sân cũng có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận của cơ thể. Để hiểu được các chấn thương và biện pháp hạn chế chấn thương trong bóng đá thì ngay bây giờ hãy cùng cognet.org tìm hiểu về các chấn thương phổ biến và cách đối phó với chúng qua bài viết bên dưới này nhé!

Các chấn thương phổ biến khi chơi bóng đá

Căng cơ

Căng cơ
Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân, xảy ra khi một thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng, cơ vận động khi ở trạng thái chưa sẵn sàng (cứng cơ)

Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân, xảy ra khi một thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng, cơ vận động khi ở trạng thái chưa sẵn sàng (cứng cơ). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách, dễ bị ở đùi sau, cơ háng, cơ đùi trước, cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Khi bị căng cơ, cầu thủ sẽ thấy đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ.

Chấn thương gân kheo

Gân kheo là nhóm gân nằm sau bắp đùi, kết dính nhóm cơ bắp chịu lực ở phía sau với xương. Chấn thương gân kheo xảy ra khi cầu thủ bị đứt một hoặc nhiều sợi cơ trong bó cơ gân kheo. Triệu chứng xảy ra khi cầu thủ thấy đau ở phần sau của đùi trong khi chạy nước rút, chạy bước dài hoặc vung chân cao.

Chấn thương dây chằng đầu gối

Chấn thương dây chằng đầu gối xảy ra khi chân vận động quá mạnh và không đúng hướng khiến dây chằng chéo bị xoắn, căng lên. Nếu hoạt động quá mạnh sẽ dẫn tới đứt dây chằng, đây là loại chấn thương rất nguy hiểm và cần sự can thiệp của phẫu thuật để nối lại dây chằng.

Chấn thương trật mắt cá chân

Tổn thương xảy ra khi mắt cá bị xoắn vào trong, phần bao bọc xung quanh khớp mắt cá chân cũng có thể bị tổn thương, gây chảy máu, đau và sưng. Chấn thương này chiếm khoảng 12% các loại chấn thương trong bóng đá.

Bong gân

Bong gân là chấn thương mô nối xương tại một khớp. Trong đó, bong gân mắt cá chân là trường hợp hay gặp nhất, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá hoặc làm căng quá mức. Dấu hiệu của bong gân là đau sưng, tím, tụ máu, ấn lên vùng mắt cá sẽ thấy đau khó chịu. Bong gân có thể khiến cầu thủ phải nghỉ thi đấu khoảng 4 đến 6 tuần tùy theo mức độ.

Chứng thoát vị

Chứng thoát vị
Chứng thoát vị

Đây là chấn thương phổ biến trong thể thao, đặc biệt trong bóng đá khi các cầu thủ phải thực hiện các pha sút xa, di chuyển nhanh và xoay người. Chứng thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cầu thủ gặp khó khăn khi ngồi và di chuyển hoặc đau vùng háng.

Bước xử trí khi bị chấn thương trong bóng đá

  • Nghỉ ngơi ngay lập tức sau chấn thương, có thể giữ bất động vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 24 – 72 giờ đầu.
  • Chườm lạnh giúp giảm tan máu bầm dưới da, giảm sưng, giảm viêm cấp tính.
  • Băng ép với mục đích làm giảm chảy máu, giảm sưng; có thể làm cùng lúc với chườm lạnh hoặc không có chườm lạnh.
  • Kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn; làm giảm sưng và viêm nhất là đối với chi dưới; có thể nằm kê cao chân 10 – 15 cm trong 24 – 72 giờ đầu.

Cách hạn chế, giảm thiểu chấn thương trong bóng đá

Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới các chấn thương phổ biến kể trên. Thứ nhất là do cầu thủ thiếu kinh nghiệm chơi bóng an toàn.

Thứ hai là do cơ thể cầu thủ bị vận động tới mức quá tải mà không được nghỉ ngơi. Và cuối cùng là các cầu thủ không được khởi động đúng cách. Vì vậy để giảm thiểu các chấn thương, bạn cần tránh rơi vào các trường hợp nói trên. Cụ thể như sau:

  • Hãy khởi động cơ thể khoảng 30 phút trước khi tập luyện hoặc thi đấu. Bạn cần tập trung khởi động kỹ cơ háng, hông, gân kheo, gân Achilles và đầu gối.
  • Không cố gắng thi đấu vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể. Hãy nghĩ ngơi khi có dấu hiệu bị đau. Nếu cơn đau không tiến triển tốt, hãy đến gặp các bác sĩ để được khám và điều trị.
  • Tránh thi đấu trong các điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Đặc biệt nên cẩn trọng khi chơi bóng dưới trời mưa và các mặt sân trơn trượt.
  • Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để rút ngắn thời gian nghỉ ngơi. Khi gặp chấn thương về cơ, gân, dây chằng hay xương khớp; hãy nghỉ ngơi đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Bạn cũng nên sử dụng các trang bị bảo vệ phù hợp trước khi ra sân. Đó bao gồm giày bóng đá, vớ dài đến đầu gối và miếng đệm bảo vệ ống chân.

Nguồn: binhdong.vn

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

76 − = 73